Cách ghép lan vào gỗ và loại gỗ nào thì có thể ghép lan
Khi bạn ghép lan vào gỗ, cây sẽ mang lại một nét đẹp tự nhiên, giản dị nhưng cũng rất cuốn hút. Tuy nhiên, không phải loại lan nào cũng có thể ghép lên gỗ và không phải loại gỗ nào cũng phù hợp để ghép lan.
Hãy cùng Giống cây Việt tìm hiểu loại gỗ nào thích hợp nhất để ghép lan và cách ghép lan vào gỗ trong bài viết này nhé.
1. Tiêu chí khi chọn gỗ ghép lan
Khi chọn gỗ để ghép lan, cần xác định chính xác loại gỗ để hiểu rõ về đặc tính và độ bền của nó. Nên chọn các loại gỗ có độ bền cao để tránh phải thay giá thể thường xuyên và hạn chế cây lan bị chột.
Ngoài ra, hãy chọn gỗ mới, không bị mối mọt để ghép lan. Tránh các loại gỗ từ cây có nhiều tinh dầu, cây có nhựa đắng hoặc gỗ có vỏ cây dày, xù xì, dễ bị mục.
2. Những loại lan nào có thể ghép vào gỗ
Ngày nay, hầu hết các loại lan đều có thể ghép vào gỗ. Các loại lan đơn thân phù hợp để ghép gỗ bao gồm: Đai châu (Ngọc điểm), Hải yến, Tam bảo sắc, Hoàng nhạn, Bạch nhạn, Cù lao minh, Trứng bướm, Giáng hương, Hồ điệp, Sóc lào, Lan quế, Lan Mokara, Lan Vanda, Lan Denro, Đuôi Cáo…
Ngoài ra, đối với các loại lan đa thân như Phi điệp (Giả hạc), Vũ nữ, Báo hỷ, Lan trầm, Hoàng thảo kèn, Hạc vỹ, Long tu, Ngọc thạch, Ý thảo, Ý ngọc, Đùi gà, Nghệ tâm…, phương pháp ghép vào gỗ vẫn có thể áp dụng hiệu quả.
Các loại lan họ Kiều như Hoàng lạp, Sơn thủy tiên, Vảy rồng, Kiều vuông, Kiều hồng, Kiều vàng, Kiều mỡ gà, Kim điệp thơm, Kim điệp giấy, Môi tua… cũng có thể được ghép lên gỗ.
3. Ghép lan vào gỗ gì tốt nhất?
Rễ hoa lan rất nhạy cảm, có thể bị thối khi tiếp xúc với tinh dầu hoặc mủ cây. Bạn nên dùng một số loại gỗ như gỗ lũa, gỗ lim, gỗ xoan, gỗ nhãn, gỗ vú sữa, gỗ mít, gỗ bạch đàn, gỗ bưởi, gỗ dừa, gỗ hương, gỗ hồng xiêm, gỗ me, gỗ xoài, gỗ ổi, gỗ vải… hoặc ghép lan vào bảng gỗ để tiện lợi.
4. Ưu nhược điểm của từng loại gỗ
Để tìm được loại gỗ phù hợp và chất lượng cho việc trồng lan, bạn cần nắm rõ đặc tính từng loại gỗ nhằm đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi được ghép vào.
a. Gỗ lũa
Lũa là phần gỗ còn lại của cây đã chết và đã tiếp xúc lâu dài với các yếu tố tự nhiên như vi sinh vật, đất, nước, gió, nhiệt độ… Vì vậy, khi ghép lan vào gỗ, gỗ lũa thường là lựa chọn đầu tiên mà người chơi lan nghĩ đến.
Do loại gỗ này vô cùng cứng, bền bỉ, không bị mối mọt tấn công, chịu đựng được mọi va đập mạnh và hầu như không bị nấm trắng, nấm hạt cải… hay ốc, sên ghé thăm.
Đặc biệt, gỗ lũa có những hình thù kỳ quái, mạnh mẽ và bất định. Khi nhìn vào gỗ lũa sẽ thấy được sự sáng tạo của tạo hóa, nét đẹp do thiên nhiên ban tặng.
Dẫu vậy, gỗ lũa rất nặng, và càng bền thì càng nặng. Thêm vào đó, gỗ lũa thoát nước rất tốt, vì vậy bạn cần tưới nước nhiều để đảm bảo cây lan không thiếu nước. Trong những ngày nóng nực, có thể phải tưới 2-3 lần/ngày.
Do đó, khi ghép lan vào gỗ lũa, bạn có thể phủ thêm rêu rừng, dớn mềm, hoặc dớn trắng… ở gốc cây để giữ ẩm, giúp rễ non dễ bám và mầm dễ phát triển hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì độ ẩm trong vườn từ 85% – 90%. Cuối cùng, khi ghép lan vào gỗ lũa, cần làm giàn thật chắc chắn để chịu được trọng lượng của gỗ.
b. Gỗ nhãn, gỗ vú sữa
Nói chung trong các loại gỗ để ghép lan, gỗ vú sữa và gỗ nhãn là lựa chọn tối ưu vì dễ tìm, giá thành rẻ và vẫn tạo ra nhiều hình dáng đẹp.
Bên cạnh đó, gỗ nhãn và gỗ vú sữa có độ bền đáng kể, kéo dài từ 5 – 6 năm, giúp bạn không lo thay giá thể liên tục. Ngoài ra, gỗ nhãn và gỗ vú sữa không có nhựa đắng, chát hay mặn và không chứa tinh dầu, nên không bị nấm mốc tấn công.
Dù sao, không phải bất kỳ loài lan nào cũng phù hợp khi ghép vào gỗ nhãn và gỗ vú sữa. Tương tự như gỗ lũa, chỉ những loại lan thích sự thông thoáng mới có thể ghép được trên hai loại gỗ này.
Để lan tăng trưởng tốt khi ghép vào hai loại gỗ này, bạn cần duy trì độ ẩm thích hợp.
c. Gỗ mít, gỗ xoài, gỗ ổi…
Gỗ mít, gỗ xoài, gỗ ổi… tuy dễ tìm vì là gỗ cây ăn trái, nhưng chúng không làm giá thể ghép lan tốt bằng gỗ vú sữa hay gỗ nhãn. Do các loại gỗ này không đủ bền vững.
Do thân gỗ khá mềm, lớp vỏ mỏng và không chắc chắn, sau một đến hai năm ghép cây và chăm sóc, chúng sẽ bị mục nát, ẩm mốc, sâu bọ dễ dàng tấn công và bạn cần phải thay giá thể mới.
d. Gỗ xoan, gỗ tràm, gỗ bạch đàn
Lan có khả năng ghép vào nhiều loại gỗ, tuy nhiên, việc sinh trưởng và phát triển tốt của cây mới là điều quan trọng. Các loại gỗ như xoan, tràm, bạch đàn… tuy ghép được lan nhưng không phải là giá thể tốt.
Lý do là vì những loại gỗ này chứa nhựa đắng, chát và tinh dầu trong thân gỗ.
5. Phương pháp ghép lan vào gỗ
Sau khi đã chọn được loại gỗ phù hợp với cây lan, bạn tiến hành xử lý gỗ và ghép cây lan vào.
a. Quá trình xử lý gỗ trước khi ghép lan
Khi đã mua cây giống về, bạn cần cắt tỉa các phần rễ, lá, thân hỏng. Sau đó, ngâm cây vào dung dịch Physan hoặc Benkona trong khoảng 15 – 20 phút để sát khuẩn, rồi vớt ra và để ráo.
Tiếp sau đó, bạn hãy ngâm cây vào chế phẩm Hùng Nguyễn trong khoảng 15 phút để thúc đẩy ra rễ và nảy chồi. Sau đó, vớt ra và treo ngược lên cho cây khô rồi mới trồng.
Đối với gỗ dùng để ghép lan, bạn nên rửa sạch, dùng dao cạo lớp vỏ bên ngoài để loại bỏ rêu, bụi và sâu bọ. Sau đó, ngâm gỗ trong nước vôi loãng từ 3 – 5 ngày để khử trùng.
Sau khi đã ngâm vôi, bạn cần rửa lại gỗ với nước sạch và phơi khô trong khoảng 2 – 3 ngày. Nếu có điều kiện, bạn có thể nấu gỗ trong nước sôi để tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh. Cuối cùng, phơi khô và bắt đầu ghép lan vào.
b. Các bước ghép lan vào gỗ
Có ba dạng gỗ phổ biến để ghép lan là gỗ tròn, gỗ bảng và gỗ lũa. Đối với khúc gỗ tròn và dài, bạn đặt rễ cây lên trên gỗ,dùng dây thít nhựa buộc cây vào gỗ để cây không bị lung lay.
Để cây bám rễ tốt và duy trì độ ẩm, bạn có thể đặt một ít dớn mềm, dớn trắng, rêu rừng, dớn vụn lên gốc cây.
Khi ghép lan vào gỗ bảng, việc khoan các lỗ thủng sẽ giúp lan dễ bám rễ và thoáng gốc, khoảng cách giữa các lỗ có thể từ 5cm đến 7cm, bạn có thể bố trí sao cho thẩm mỹ.
Sử dụng súng bắn ghim để cố định rễ lan trên gỗ bảng, hoặc bạn có thể dùng dây cột chặt qua các lỗ, giữ rễ và gốc lan vào thớt. Tuỳ vào hình dạng gốc lan mà ốp sao cho sát mặt gỗ. Chỗ còn trống có thể lót xơ dừa hoặc rêu rừng, dớn mềm để giữ chắc và duy trì độ ẩm.
6. Chăm sóc sau khi ghép lan vào gỗ
Ngay sau khi ghép xong, bạn không nên tưới nước ngay mà nên đợi một ngày sau đó mới tưới. Lúc này, những vết xước trong quá trình ghép đã khô, giảm thiểu nguy cơ nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập làm cây bị hại.
Vì khi ghép lên thân cây, nước bay hơi rất nhanh, bạn nên tưới 1 – 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa và chiều muộn.
Hãy tiến hành kích rễ cho lan sau khi ghép một ngày, pha các loại theo liều lượng: 0,5ml ORG Hum + 1ml AcRoot + 4 giọtDekamon với 1 lít nước sạch, sau đó phun đều lên cây và giá thể trồng.
Bạn cũng có thể dùng Vitamin B1 kết hợp với chế phẩm Hùng Nguyễn để giúp kích rễ cho cây lan. Hãy phun định kỳ mỗi 5 – 7 ngày 1 lần cho tới khi rễ nhú đầu xanh thì bạn ngừng lại.
⫸ Xem thêm: Cách ghép lan vào thân cây
⫸ Xem thêm: Cách trồng hoa lan từ A-Z cho người mới bắt đầu
⫸ Xem thêm: Kinh nghiệm chọn lan cho người mới bắt đầu
Thật khó để nói loại gỗ nào là tốt nhất hay phù hợp nhất để ghép lan vì mỗi loại gỗ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cho nên, bạn nên chọn loại gỗ dựa trên sở thích cá nhân, đồng thời cách ghép lan vào gỗ sao cho thích hợp nhất.
Giống cây Việt là chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: giongcayviet.com
➤ Hotline: 0931 83 65 78