Chọn một chậu lan ưng ý trong thế giới hoa lan rộng lớn và đa dạng đòi hỏi việc nghiên cứu những loại hoa dễ trồng và nở hoa thường xuyên. Như vậy, bạn không chỉ thư giãn khi chăm sóc chúng mà còn tạo nên một không gian sống thêm thơ mộng và gần gũi thiên nhiên.
Cùng Giống cây Việt tìm hiểu về những loại lan rừng đang thịnh hành và dễ trồng tại nhà.
Top 7 loại lan rừng siêu đẹp, dễ trồng tại nhà
1. Lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Khi trồng lan Hồ Điệp, bạn cần duy trì môi trường ấm và ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 18-30 độ C, nhiệt độ ban đêm nên chênh lệch khoảng 10 độ C nhưng không được dưới 15 độ C quá lâu, điều này có thể làm ảnh hưởng đến rễ, lá bị vàng và rụng.
Lan Hồ Điệp ưa sáng nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt, bởi ánh sáng mặt trời mạnh có thể gây hại cho cây con. Nhiệt độ trồng lan cũng không nên vượt quá 33 độ C vì sẽ gây những tác động xấu đến cây. Bên cạnh đó, cần chú ý chế độ thông gió và thoát nước để đảm bảo sự phát triển của cây lan.
2. Lan Denro Nắng
Khoảng 10 năm trước, dòng lan này được dân chơi lan rất ưa chuộng. Tuy nhiên, khi các giống lan hiện đại với hoa to, màu sắc rực rỡ xuất hiện, sự quan tâm đối với lan Denro Nắng giảm sút. Gần đây, trào lưu chơi các giống lan cổ, hay còn gọi là lan xưa, đang quay trở lại.
Hoa lan Dendro Nắng có nhiều loại với màu sắc phong phú như đỏ son, hồng phấn, tím, trắng hồng hay vàng nhạt. Cây ra hoa liên tục, mỗi cây có từ 3-5 cành hoa. Trồng hoa lan Dendro Nắng rất đơn giản vì tính dễ thích nghi và khả năng kháng bệnh cao của cây. Lan Dendro Nắng có sức sống mạnh mẽ, hoa đa dạng và nhiều giống có mùi hương quyến rũ. Hoa có thể dùng để cắt cành, trồng chậu để bàn, hoặc trồng trong chậu treo, giỏ treo trang trí. Đây là loại lan ngày càng phổ biến và được nhiều người chọn để trồng trang trí.
3. Lan Ngọc Điểm
Ngọc điểm là giống lan chịu hạn tốt, nhưng nó thích môi trường ẩm, ẩm độ càng cao thì rễ phát triển nhanh và mạnh mẽ, lý tưởng là 40 – 70%. Tuy nhiên, không quên rằng Ngọc điểm là loại lan độc trụ nên giá thể cần phải thông thoáng. Đơn giản là chỉ cần cột chặt cây lan vào một cây tựa và đặt vào chậu với khoảng 3 cục than gỗ lớn. Trong trường hợp không có than, có thể dùng miếng ngói cong hoặc trồng trực tiếp trên khúc gỗ vú sữa.
4. Lan Hoàng Lan Thảo
Lan Hoàng Thảo là loại lan sống phụ sinh trên vỏ cây, có thân thẳng hoặc rủ xuống. Loài lan này dễ trồng và có khả năng chịu nhiệt cao hơn so với nhiều loài phong lan khác.
Loài lan cần rất nhiều nước và ánh sáng, đặc biệt trong mùa sinh trưởng. Ngoài ra, trong mùa đông, các loài lan nhiệt đới không thể chịu được nhiệt độ dưới 15 độ C, vì vậy cần giữ ấm cho cây lan để chúng phát triển tốt.
5. Lan Vũ nữ
Loài lan Vũ Nữ, có gốc giả hành to hoặc nhỏ, thường sống phụ sinh hoặc địa sinh tại vùng nhiệt đới. Gốc có hai lớp bọc xung quanh, trên đỉnh gốc có 2 lá, lá thường dẹt hoặc dạng ống tròn, cứng, mọng nước. Lan Vũ Nữ thường có nhiều hoa, chủ yếu là màu vàng hoặc vàng kim.
Xét về đặc tính, lan Vũ Nữ thích ẩm ướt và cần độ râm mát nhất định. Để giữ ẩm cho cây, nên thường xuyên tưới nước cho rễ, đặc biệt vào mùa đông không để nhiệt độ dưới 12-15 độ C, tránh để sương muối đóng lại vì sẽ gây hại cho cây lan.
6. Lan cattleya
Loài lan Cattleya có thân phình ra thành các giả hành, đỉnh của mỗi giả hành mang 1-2 lá cứng hoặc mọng nước, hoa của chúng có thể mọc đơn lẻ hoặc thành chùm trên đỉnh giả hành.
Những bông hoa khi nở có kích thước lớn, đường kính có thể đạt từ 12-15cm. Khi trồng, cần lưu ý tránh nhiệt độ quá cao vào mùa hè và cần cung cấp nhiều nước trong giai đoạn sinh trưởng, nhưng phải tránh tình trạng đọng nước để không gây thối rễ.
Vườn lan nên thiết kế sao cho thông thoáng, đảm bảo có đủ ánh nắng và nhiệt độ phù hợp để cây phát triển tốt nhất.
7. Lan Vanda
Lan Vanda thuộc loại phong lan với nhiều màu sắc sặc sỡ, xuất xứ từ vùng Châu Á Thái Bình Dương. Lan Vanda được phân thành 3 loại: loại lá dẹt (strap-shaped leaves), loại lá tròn (cylindrical or terete leaves) và loại lá nửa tròn nửa dẹp (semi-terete leaves).
Loài lan này rất đẹp, với hình dáng lá vừa tròn lại vừa dày, được nhiều người ưa chuộng. Hoa Lan Vanda có thể giữ tươi từ 4 đến 8 tuần, tuỳ thuộc vào khí hậu và loại giống.
Một số loại Lan Vanda tỏa hương thơm như Vanda amesiana, V. denisonianum, V. cristata và V. dearei. Một số khác có vân như Vanda coerulea hoặc đốm như V. tricolor hay V. sanderiana. Lan Vanda có khả năng nở hoa 2 hoặc 3 lần mỗi năm nếu được chăm sóc đầy đủ.
Tham khảo: Top 5 loài Lan trong sách đỏ
Thông qua bài viết này, Giống cây Việt mong muốn cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về hoa lan rừng, giúp bạn dễ dàng nhận biết các loài lan rừng siêu đẹp và dễ trồng để bảo vệ chúng. Tạm biệt và hẹn gặp bạn trong các bài viết tiếp theo.
Giống cây Việt – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: giongcayviet.com
➤ Hotline: 0931 83 65 78