Bí quyết trồng cây lộc vừng trong chậu để tăng cường phong thủy cho ngôi nhà

Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây lộc vừng trồng trong chậu

 

Bạn đang tìm kiếm một cây phong thủy có thể mang tài lộc đến nhà? Hãy trồng ngay một cây lộc vừng. Không chỉ mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ, cây lộc vừng còn là cây trồng trong chậu tại nhà rất đẹp và nổi bật.

 

cay-loc-vung

 

Mỗi năm khi hoa lộc vừng nở, những chùm hoa đỏ rực của nó luôn thu hút mọi ánh nhìn. Bạn đã biết cây lộc vừng là loại cây gì chưa? Hãy cùng Giống cây Việt khám phá ngay ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây lộc vừng trồng trong chậu.

 

1. Đặc điểm cây lộc vừng như thế nào?

 

Cây lộc vừng có tên khoa học là Barringtonia acutangula, còn được gọi là cây chiếc hay cây lộc mưng. Đây là loại cây thuộc nhóm cảnh quý “sanh, sung, tùng, lộc”, thường được trồng trong chậu tại nhà.

 

Chiều cao và kích thước của cây khá đa dạng, có thể từ 50cm đến 2m. Tùy vào vị trí và mục đích trồng như cây phong thủy, cây mini, cây cảnh hoặc trước cửa nhà mà bạn điều chỉnh chiều cao cây cho phù hợp.

 

cay-loc-vung

 

Lá cây lộc vừng là lá đơn, có hình mác lớn, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh trắng với các đường gân rõ ràng, mép lá có răng cưa mềm. Cây rụng lá vào mùa đông và ra lá mới vào mùa xuân, và mùa này còn được biết đến như mùa thay lá của cây lộc vừng.

 

Cây ra hoa khi đủ tuổi. Cây lộc vừng có thể nở hoa quanh năm, nhưng thường vào hai đợt trong năm: cuối xuân đầu hạ khoảng tháng

4 – 6, đợt 2 diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 9 – 11 dương lịch.

 

cay-loc-vung

 

Hoa của cây lộc vừng có màu đỏ, tạo thành chuỗi dài với tối đa 90 bông. Mỗi bông hoa có nhiều nhị dạng sợi rất cuốn hút và tỏa hương thơm nhẹ nhàng.

 

2. Các loại cây lộc vừng

 

Hiện nay, có 2 loại cây lộc vừng chính, đó là cây lộc vừng hoa đỏ và cây lộc vừng hoa trắng.

 

a. Cây lộc vừng hoa đỏ

 

cay-loc-vung

 

Cây lộc vừng hoa đỏ có tên tiếng Anh là Barringtonia acutangula (L.) Gaertn, rất được ưa chuộng ở Việt Nam với những chuỗi hoa đỏ rực rỡ. Nhiều người tin rằng trồng cây này trước cửa nhà hoặc trồng chậu trong nhà sẽ mang lại tài lộc và may mắn.

 

b. Cây lộc vừng hoa trắng

 

cay-loc-vung

 

Cây lộc vừng hoa trắng có tên tiếng Anh là Barringtonia racemosa (L.) Spreng, khác biệt với cây hoa đỏ bởi màu sắc của hoa. Những bông hoa có màu trắng, thơm ngát, có các lá đài màu đỏ, cánh hoa trắng và nhị hoa có thể có màu trắng, hồng hoặc đỏ.

 

3. Hướng dẫn trồng cây lộc vừng

 

Cây lộc vừng rất dễ trồng vì có khả năng chịu được ngập úng và thích nghi với nhiều loại đất, thường được nhân giống bằng hạt, chiết cành và giâm cành. Thậm chí, bạn có thể…những cây lộc vừng con từ cây lộc vừng lâu năm được bứng và trồng lại.

 

a. Phương pháp gieo hạt để nhân giống cây lộc vừng

 

Dù có thể dùng hạt để trồng cây lộc vừng, nhưng phương pháp này ít được áp dụng. Bởi vì hạt cây lộc vừng khá hiếm do ít đậu trái từ hoa, và thời gian phát triển từ hạt đến khi cây nở hoa rất lâu.

 

cay-loc-vung

 

Chiết cành và giâm cành là phương pháp dễ thực hiện hơn nhiều với cây lộc vừng.

 

b. Phương pháp chiết cành cây lộc vừng

 

Nên chọn cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và cành cấp 2 trở đi để chiết. Thời gian thích hợp để chiết cành là vào mùa mát, khoảng từ tháng 5 – 6 hoặc tháng 9 – 10 hàng năm.

 

Trước tiên, bạn cần tạo khoanh bóc vỏ trên cành lộc vừng, và cần cạo sạch lớp tơ tại vị trí này. Chờ từ 7 – 10 ngày cho nhựa khô, một mô “sẹo” sẽ hình thành tại điểm khoanh để kích thích rễ mới mọc ra.

 

Tiếp theo, bạn chuẩn bị bầu đất bằng cách trộn đất bùn, trấu và rễ bèo tây, hoặc dùng giá thể peatmoss để nhanh hơn. Sau đó, bó đất thành bầu và buộc vào vị trí khoanh của cành lộc vừng.

 

Cuối cùng, bạn bọc bầu đất bằng túi nilon trong suốt. Phải buộc chặt phần dưới và lỏng phần trên để giữ nước và luân chuyển không khí trong bầu. Đồng thời, cách này cũng giúp đọng sương đêm để kích thích rễ mới phát sinh, nuôi dưỡng cành lộc vừng tốt hơn.

Nội dung hữu ích:  Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa phong lữ chỉ với 1 phương pháp đơn giản

 

cay-loc-vung

 

Sau 2 – 3 tháng, rễ sẽ lan ra ngoài. Lúc này, bạn cần tháo bọc và bó lại lần hai cho chắc chắn. Khi rễ thứ cấp mọc ra từ rễ sơ cấp,nang lông hút có đủ khả năng nuôi cành chiết thì bạn cắt cành và tiến hành trồng vào chậu.

 

c. Cách giâm cành cây lộc vừng

 

Để giâm cành cây lộc vừng, bạn nên chọn một đoạn cành có độ dài khoảng 30cm – 50cm, đây là cành bánh tẻ, không quá già cũng không quá non và hoàn toàn không bị sâu bệnh. Trước khi giâm, cần phải tỉa bỏ toàn bộ lá trên cành đi.

 

Tiếp theo, nhúng cành trong dung dịch kích rễ như N3M, Bio Root hoặc Rooting Powder khoảng 15 phút, sau đó giâm vào giá thể như giá thể peatmoss hoặc dùng cát đều được.

 

cay-loc-vung

 

Tưới nước để giữ ẩm và bọc cây bằng ny-long trong suốt để hạn chế tình trạng mất nước. Sau khoảng 20 – 30 ngày, cây sẽ bắt đầu xuất hiện chồi non mới khi được đặt ở vị trí râm mát. Khi chồi non đã phát triển và đủ cứng cáp, hãy trồng cây vào chậu.

 

d. Cách trồng cây lộc vừng trong chậu

 

Bạn có thể lựa chọn trồng cây lộc vừng trong chậu hoặc trồng trong nhà để mang lại may mắn. Tùy theo kích thước cây con và vị trí đặt mà chọn chậu phù hợp để trồng cây lộc vừng nhé.

 

Bạn có nhiều lựa chọn về chậu trồng lộc vừng như chậu lục giác in họa tiết, chậu truyền thống trồng cây kiểng và bon sai hình tròn hoặc chậu truyền thống trồng cây kiểng và bon sai hình vuông

 

Mặc dù cây lộc vừng không kén đất, nhưng tốt nhất nên chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và sạch bệnh. Trộn đất theo tỷ lệ: 3 phần đất sạch, 3 phần phân trùn quế, 2 phần giá thể trấu hun và 2 phần mụn dừa.

 

cay-loc-vung

 

Để tiện lợi, nhanh chóng và đơn giản, sau khi mua về bạn có thể sử dụng đất sạch đã phối trộn sẵn như đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho cây kiểng để trồng ngay.

4. Cách chăm sóc cây lộc vừng trồng trong chậu

 

Cây lộc vừng có khả năng chịu hạn và chịu úng tốt, tuy nhiên nếu muốn cây phát triển xanh mượt và ra hoa đẹp thì cần lưu ý một số yếu tố ngoại cảnh.

 

cay-loc-vung

 

a. Yếu tố ánh sáng

 

Là loại cây ưa sáng, nếu được trồng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên đầy đủ, cây lộc vừng sẽ ra hoa tự nhiên hàng năm mà không cần các biện pháp kích thích hoa.

 

b. Cách tưới nước cho cây lộc vừng

 

Cây lộc vừng có nhu cầu nước không cao, vì bộ rễ của cây nhạy cảm với độ ẩm đất, do đó chỉ cần tưới nước vừa phải để duy trì độ ẩm cho đất.

 

c. Bổ sung dinh dưỡng cho cây lộc vừng

 

Bạn nên bón phân định kỳ cho cây, trong giai đoạn mới trồng nên tránh phân bón hóa học, chỉ cần sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân gà.

phân hữu cơ Bounce Back

 

Bạn cũng có thể sử dụng phân bón kích thích ra rễ để giúp rễ phát triển mạnh mẽ và bám chắc vào đất. Một vài loại phân bón lá mà bạn có thể sử dụng bao gồm Org Hum, Seasol, Acroot, vitamin B1, đạm cá, dịch chuối… sử dụng định kỳ mỗi 15 – 20 ngày một lần.

 

Khi cây phát triển nhiều chồi mới và khỏe mạnh, bạn có thể sử dụng phân bón lá với hàm lượng đạm cao để nuôi dưỡng bộ lá, chẳng hạn như NPK 30-10-10, 30-15-10… cùng các loại NPK bón gốc như 20-20-15, 30-9-9, 16-16-8…

 

cay-loc-vung

 

Khi cây bắt đầu cho hoa và ra nụ, bạn nên bổ sung các loại phân bón có hàm lượng lân và kali cao hơn, chẳng hạn như đầu trâu 701, 15-30-15, 10-55-10, 6-30-30… định kỳ mỗi 10 – 15 ngày một lần để hoa phát triển đẹp và bền màu, giúp chống rụng hoa và kéo dài thời gian hoa tàn.

Nội dung hữu ích:  Cách Chăm Sóc và Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại cho Cây Mai Sau dịp Tết

 

d. Sâu bệnh trên cây lộc vừng

 

Cây lộc vừng thường bị sâu đục thân, dấu hiệu là thân cây có nhiều lỗ nhỏ hình tròn. Qua các lỗ này, lớp mùn gỗ màu nâu trắng bên trong thân cây sẽ bị đẩy ra ngoài.

 

cay-loc-vung

 

Phương pháp trị sâu đục thân ở cây lộc vừng là dùng ống xi lanh để bơm chế phẩm trừ sâu đục thân vào các lỗ đục, sau đó bịt kín lại bằng bông gòn hoặc vải vụn. Thực hiện khoảng 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 4 ngày.

 

Một số loại chế phẩm trừ sâu đục thân mà bạn có thể sử dụng là Radiant, bọ cạp Hà Nội, Cóc tía hay Su35

 

Bên cạnh đó, việc cây lộc vừng bị sâu ăn lá xảy ra khá thường xuyên; nếu số lượng sâu không nhiều, bạn có thể bắt thủ công, hoặc dùng các chế phẩm như GE gừng tỏi ớt, dịch tỏi… nhưng nếu mật độ sâu cao, bạn có thể dùng Randiant, Proclaim

 

e. Phương pháp uốn tỉa cây lộc vừng

 

Đối với cây lộc vừng mini trồng chậu hoặc cây lộc vừng bonsai, bạn có thể tạo dáng cho cây. Một số dáng phổ biến gồm dáng thác đổ, dáng bay, dáng trực, dáng lão hoặc dáng huyền…

 

f. Phương pháp chăm sóc để cây lộc vừng ra hoa

 

Cây lộc vừng thường nở hoa theo mùa, tuy nhiên nếu muốn cây nở hoa vào thời điểm nhất định theo ý muốn, bạn cần bắt đầu kích hoa trước thời điểm đó khoảng 3 tháng.

 

cay-loc-vung

 

Việc đầu tiên, để cây phân hóa mầm hoa, bạn cần cắt nước hoàn toàn trong khoảng 5 – 7 ngày. Khi lá cây bắt đầu vàng héo, hãy tưới nhẹ để duy trì độ ẩm vừa đủ, sau đó lặt bỏ toàn bộ lá trên cây.

 

Sau khi lặt lá, dừng tưới nước từ 1 – 3 ngày rồi mới tiếp tục tưới nước trở lại bình thường. Hòa loãng NPK 6-30-30 hoặc KNO3 với vitamin B1 rồi phun ướt toàn bộ tán cây. Phun 3 lần với khoảng cách 7 – 10 ngày. Khi cây bắt đầu ra lá non, nhớ tưới nước đều đặn để cây ra hoa.

 

5. Ý nghĩa của cây lộc vừng

 

Khi trồng cây lộc vừng theo phong thuỷ, bạn đang mở cửa đón tài lộc vào nhà. Ý nghĩa của cây lộc vừng còn thể hiện sự vững chắc, kiên định và chấn hưng cho gia đình gia chủ.

 

Vậy cây lộc vừng nên trồng ở vị trí nào? Trồng cây lộc vừng trước nhà liệu có tốt không? Có trồng được trong nhà không? Trồng cây lộc vừng trước cửa nhà hay dạng bonsai trong chậu trong nhà đều thích hợp đấy ạ.

 

cay-loc-vung

 

Với hương thơm của cây lộc vừng, không khí được thanh lọc và côn trùng bị xua đuổi hiệu quả, bảo vệ gia đình bạn một cách toàn diện. Nếu được trồng trước cửa nhà, cây còn cung cấp bóng mát và chắn gió mưa.

 

6. Tác dụng của cây lộc vừng

 

Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây lộc vừng còn được uốn nắn để tạo thành nhiều dáng thế đẹp, biến chúng thành cây mini hoặc bonsai, mang lại giá trị kinh tế lớn.

 

cay-loc-vung

 

Theo nhiều nguồn tin, chồi non và lá non của cây lộc vừng ở vùng lưu vực sông Mê Kông có thể ăn được, chúng thường được ăn tươi với rau khác, thịt và tôm hoặc nấu canh chua.

 

Có thể bạn chưa biết, một số bộ phận của cây lộc vừng cũng có tính dược liệu như rễ giúp hạ sốt; lá có vị đắng dùng để chữa tiêu chảy, ăn khó tiêu; vỏ cây được dùng làm thuốc giảm đau, hoặc đun sôi trong nước uống để điều trị nhiễm trùng da.

 

⫸ Xem thêm: ý nghĩa phong thủy, vị trí trồng, cách trồng và cách chăm sóc cây vạn tuế

 

⫸ Xem thêm: Bật mí cách trồng đinh lăng trong chậu siêu dễ cho nhà ở phố

 

⫸ Xem thêm: công dụng, cách trồng và chăm sóc cây xương cá trồng chậu

 

Mong rằng những thông tin mà Giống cây Việt chia sẻ về cây lộc vừng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn, và chúc bạn có những cây lộc vừng xanh tốt và đẹp mắt nhé.


Giống cây Việt – chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với trên 1000+ sản phẩm.

➤ Website: giongcayviet.com

➤ Hotline: 0931 83 65 78