Chia sẻ bí quyết trồng bầu tại nhà đạt năng suất cao
Thời tiết nắng nóng là lý do tại sao bầu là món rau ăn quả ngọt thanh, tươi mát, thật hoàn hảo cho bữa cơm gia đình. Nhưng vấn đề về an toàn thực phẩm khi mua bầu từ bên ngoài về chế biến lại khiến nhiều bà nội trợ lo lắng.
Để giúp giảm bớt mối lo này, hôm nay Giống cây Việt sẽ chia sẻ chị em bí quyết trồng bầu tại nhà, đơn giản mà lại đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.
1. Bạn đã biết gì về cây bầu?
Cây bầu có tên khoa học là Lagenaria siceraria, thuộc họ bầu bí. Đây là loài cây dây leo thân thảo, lá và thân phủ đầy lông mềm và có tua cuốn phân nhánh.
Hoa của cây bầu là hoa đơn tính cùng cây, hoa lớn có 5 cánh màu trắng. Hoa cái có bầu noãn phát triển rất mạnh, trong khi hoa đực có cuống dài. Quả bầu có nhiều hình dạng đa dạng tùy thuộc vào giống.
Bầu có thể đậu trái quanh năm, nhưng khoảng thời gian lý tưởng nhất để gieo trồng bầu là từ tháng 10 tới tháng 01 âm lịch do lúc này khí hậu khá mát mẻ, nếu trời hanh khô thì cây bầu cũng không thể cho nhiều quả.
2. Công dụng tuyệt vời của quả bầu mà không phải ai cũng biết?
Trái bầu không những chứa một lượng nước khá lớn mà còn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như chất xơ, tinh bột, canxi, sắt, phốt pho, magie, kali, kẽm, vitamin C, vitamin B6, B1, B2,…
Vì vậy ăn quả bầu có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
a. Bổ sung nước, thanh nhiệt cơ thể nhanh chóng
Loại thực phẩm này chứa đến 90% nước, do đó nhanh chóng cung cấp nước và giảm nhiệt cho cơ thể trong những ngày nóng bức, giúp hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn và giải độc cơ thể.
b. Giảm cân và làm đẹp da một cách an toàn và hiệu quả
Quả bầu chứa rất ít calo, nhưng lại nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do đó, chỉ cần có một đĩa bầu luộc hay một ly trà bầu giữa trưa hè nóng bức là chị em mình đã có làn da đẹp rạng ngời và dáng người thon thả rồi.
Ngoài những lợi ích vừa kể, bầu còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa tóc, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu, giảm căng thẳng,…
Dù có nhiều công dụng nhưng trồng bầu rất đơn giản. Sau đây là toàn bộ hướng dẫn trồng bầu tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện.
3. Hướng dẫn cách trồng bầu tại nhà cực kì đơn giản mà ai cũng làm được
a. Chuẩn bị hạt giống
Đây là công việc đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng vì hạt giống chính là linh hồn cho một vườn bầu xanh tươi và nhiều trái.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giống bầu như bầu sao, bầu lai, bầu xanh, bầu hồ lô, bầu kiểng,… Tùy theo sở thích và mục đích mà bạn lựa chọn loại hạt giống bầu phù hợp.
Tuy nhiên tốt nhất, nên chọn mua hạt giống từ các cửa hàng uy tín để tăng tỷ lệ nảy mầm cũng
để tránh mua phải giống không chính xác hoặc hạt giống hết hạn không thể nảy mầm.
b. Chuẩn bị đất trồng
Khả năng bạn có thể sử dụng đất sạch và bổ sung thêm trấu hun, mụn dừa, mùn cưa, hay các loại phân bón hữu cơ như phân bò, phân trùn quế, phân gà Nhật,… theo tỉ lệ ¼ Đất: ½ Trấu hun, mụn dừa… và ¼ phân hữu cơ.
Sau khi bạn đã trộn giá thể trồng, bạn hãy thêm vào chế phẩm nấm Tricoderma để tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong đất, nó giúp hạn chế một số loại nấm bệnh và làm cây mạnh khỏe hơn.
Nếu bạn quá bận rộn thì để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên chọn mua bao đất sạch hữu cơ chuyên rau củ quả Sfram đã được phối trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Nếu nhà bạn ở thành phố và diện tích đất trồng hạn chế, chỉ có thể trồng cây trên sân thượng, thì bạn có thể trồng trong thùng xốp có lỗ thoát nước, khay trồng mua sẵn hoặc trồng theo phương pháp thủy canh để đạt hiệu quả cao.
c. Thực hiện việc gieo hạt
Ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh), bởi vì hạt bầu rất cứng và có vỏ dày nên bạn cần ngâm trong khoảng 4 – 6 giờ rồi sau đó vớt ra, rửa sạch và đem ủ trong khăn ẩm tầm 12 giờ. Hãy luôn giữ độ ẩm cho khăn, khi thấy hạt bắt đầu nảy mầm thì lập tức đem đi gieo.
Cách 1: Gieo trực tiếp trên mặt đất
Tạo đất tơi xốp bằng cách xới đất lên, sau đó dùng ngón tay tạo lỗ sâu từ 2cm – 3cm. Gieo hạt vào lỗ với đầu rễ hướng xuống dưới với khoảng cách giữa các cây là 50cm và giữa các hàng là 50cm. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên. Tưới nước nhẹ nhàng và đều đặn để giữ ẩm cho hạt nảy mầm.
Có thể thêm vào rơm, mụn dừa, hoặc trấu hun, giúp đất thông thoáng và tăng tỷ lệ nảy mầm của cây.
Cách 2: Gieo hạt trong chậu nhựa mềm (Túi/ bầu ươm cây)
Giá thể ươm hạt có thể sử dụng giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun, giá thể Peatmoss… Sau đó bạn cho giá thể vào các chậu nhựa mềm đã chuẩn bị cho việc ươm hạt. Đặt hạt vào giữa các lỗ rồi phủ nhẹ lên bằng giá thể ươm.
Sản phẩm tham khảo: Bầu ươm
Sau cùng, tưới nước để giữ ẩm rồi đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Cách 3: Gieo hạt vào viên nén xơ dừa
Để thuận tiện và có tỷ lệ nảy mầm cao, bạn có thể chọnmút ươm kie hoặc viên nén xơ dừa ngâm trong nước khoảng 2 phút rồi gieo mỗi viên 1 – 2 hạt. Giữ ẩm để hạt nảy mầm nhanh chóng.
Khi cây phát triển và có 3 – 4 lá thật, thân đã khá cứng cáp thì có thể đem trồng ra đất đã chuẩn bị sẵn.
Chú ý: Nếu thời tiết quá nắng nóng, cần sử dụng lưới che để cây không bị mất nước sau khi trồng.
3. Cách chăm sóc cây bầu trồng tại nhà
a. Tưới nước
Tưới nước 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều. Có thể sử dụng vòi sen hoặc đặt hệ thống tưới nhỏ giọt nếu có điều kiện để vừa tiết kiệm nước vừa giảm thời gian.nhiều.
b. Bón phân
• Bón thúc lần 1: Trong vòng 10 – 15 ngày sau khi gieo, khi cây mọc 2 – 3 lá thật, ta cần bổ sung thêm lượng phân hữu cơ cho cây như phân bò, phân gà nhật, phân trùn quế,…
Bạn cũng có thể chọn các loại phân vô cơ có hàm lượng đạm cao, do cây đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh.
NPK 20-20-15: Pha 100 gam với 1 lít nước và tưới đều cho cây.
NPK Minro 30-9-9: Pha 50 gam với 1 lít nước và tưới đều cho cây.
Ta còn có thể sử dụng các loại phân bón lá hữu cơ dạng nước như phân đạm cá, rong biển, phân bánh dầu dạng nước,…
Chú ý: Phải tưới lại bằng nước sạch sau khi bón phân.
• Bón thúc lần 2: Khi cây đã đủ thân cành và xuất hiện tua cuốn, sau 20-30 ngày kể từ lần bón thúc đầu tiên, ta cần sử dụng các loại phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao để cây sẵn sàng bước vào giai đoạn ra hoa và đậu quả.
NPK 15-5-20: Pha loãng 50 gam vào 1 lít nước để tưới cây.
Lần thứ ba bón thúc: Khi cây đã ra hoa và kết trái lớn, cần tăng lượng phân bón NPK. Cứ mỗi 7-10 ngày thì bón một lần, dừng lại khi quả đạt kích thước 2 ngón tay.
NPK 15-5-20: Pha loãng 100 gam vào 1 lít nước để tưới cây.
c. Làm giàn
Sau một tháng, chúng ta tiến hành làm giàn cho bầu leo, sử dụng tre, gỗ, thép, kết hợp với lưới làm giàn leo trắng hoặc lưới làm giàn leo xanh , với chiều cao 2m – 3m để thuận tiện chăm sóc và thu hoạch.
d. Một số sâu bệnh hại
Bệnh “ngù đọt”
• Bệnh “ngù đọt” thể hiện qua các đọt non xoắn lại, lá ngả vàng nhạt, có các vết lốm đốm vàng loang lỗ, trái ít và biến dạng.
• Bọ trĩ chính là môi giới truyền bệnh này, vì vậy, để diệt trừ bọ trĩ, bạn có thể dùng bẫy côn trùng màu vàng với chất bám dính cao.
• Với những cây bị gây hại nặng, bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm trừ bọ trĩ luân phiên nhaunhư Radiant, Confidor, Movento,SK Enpray,… Vì bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, nên cần thay phiên sử dụng các loại chế phẩm.
Bệnh vàng lá
Bệnh này có biểu hiện đặc trưng là lá bầu đổi màu vàng và cây nhanh chóng suy yếu. Khi bệnh mới chớm, hãy dùng các chế phẩm trừ sâu an toàn như dịch tỏi,SK Enpray 99EC,…
Khi cây bị hại quá nặng, hãy sử dụng các chế phẩm phòng trừ bọ phấn trắng như Radiant,Dantotsu, GC Mite,Yamida, Bassa…
e. Thu hoạch
Khoảng 70 ngày chăm sóc đã qua, bạn có thể thu hoạch những quả bầu đầu tiên. Nên thu hoạch khi quả bầu vừa chín tới, không quá già cũng không quá non để giữ được phẩm chất tốt nhất của quả.
Sau khi thu hoạch, nên để quả ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp để giữ nước và chất dinh dưỡng cho quả, tránh tình trạng quả bị héo.
Nếu không dùng hết ngay tức thì, nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Lưu ý, không nên để quá lâu để duy trì chất lượng của quả.
4. Mặc dù chăm sóc kỹ lưỡng, tại sao dây bầu vẫn không ra quả?
Giống cây Việt sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
a. Bấm ngọn và tỉa cành
Khi dây đã dài khoảng 1.5m, bạn nên bắt đầu cắt ngọn để cây ngưng phát triển thân lá và tập trung vào phát triển nhánh, phân hóa mầm hoa. Các bạn chỉ cắt ngọn của dây chính và giữ lại ngọn của các nhánh phụ.
Đồng thời, bạn cần tỉa bỏ hết các lá ở gốc và cắt bỏ toàn bộ các nhánh ở quanh gốc, chỉ giữ lại các nhánh trên giàn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tỉa thưa lá, giúp cây trở nên thông thoáng. Không chỉ loại bỏ nơi trú ẩn của côn trùng gây hại, mà còn hỗ trợ các mầm hoa ở kẻ lá có không gian phát triển.
Khi cây bầu đã phát triển xanh tốt, kín giàn mà vẫn chưa thấy ra trái hoặc ra rất ít, bạn nên thử biện pháp rạch gốc, nhét mảnh sành hoặc viên đá vào giữa để gián đoạn quá trình sinh trưởng thân lá, ép cây chuyển sang giai đoạn tích tụ và phân hóa mầm hoa tạo quả.
b. Thụ phấn nhân tạo
Theo sinh lý học, hoa bầu có màu trắng khi nở, và chỉ nở vào ban đêm đến sáng hôm sau là tàn nên rất ít thu hút côn trùng thụ phấn. Vì thế, để tăng cường khả năng đậu quả, bạn nên tiến hành thụ phấn cho hoa bằng tay.
Cách thụ phấn cho hoa bầu
• Sử dụng tay hoặc kéo để cắt hoa đực có đoạn cuống dài khoảng 5cm.
• Cắt hoặc vặt hết cánh hoa để không bị vướng đầu nhị với bao phấn.
• Nhẹ nhàng chạm đầu nhị của hoa đực vào núm nhụy của hoacái sao cho hạt phấn mịn từ hoa đực bám vào núm nhụy hoa cái là đạt yêu cầu.
• Bạn còn có thể sử dụng biện pháp siết nước hoặc chọn kỹ lưỡng hạt giống để cây cho trái đúng mong đợi.
⫸ Xem thêm: Sâu bệnh hại phổ biến trên cây họ bầu, bí, dưa
⫸ Xem thêm:Tại sao bầu không ra trái?
⫸ Xem thêm: Hướng dẫn thụ phấn nhân tạo cho cây Họ Bầu, Bí, Dưa
Với cách trồng bầu đơn giản đã chia sẻ ở trên, Giống cây Việt chúc các bạn trồng được những giàn bầu xanh mướt đúng như mong đợi. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau.
Giống cây Việt – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: giongcayviet.com
➤ Hotline: 0931 83 65 78