“Vạn tuế” nghe thật oai phong, lẫm liệt. Cây vạn tuế trong phong thủy là loài cây biểu trưng cho sự trường thọ và hạnh phúc, mang lại tài vận tốt cho gia chủ.
Thêm vào đó, loài cây vạn tuế có sức sống mãnh liệt, chịu hạn, chịu nóng tốt và cực kỳ dễ chăm sóc, nên cây vạn tuế được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi, từ trồng trước cửa nhà đến cây vạn tuế bonsai trong nhà.
Vậy bạn đã tìm hiểu ý nghĩa phong thủy, vị trí trồng, cách trồng và cách chăm sóc cây vạn tuế chưa? Hãy cùng Giống cây Việt tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loài cây này nhé.
1. Giới thiệu về cây vạn tuế
Loài cây Cycas revoluta, hay còn gọi là cây đuôi phượng, có nguồn gốc từ miền Nam Nhật Bản. Với tuổi thọ hàng trăm năm, cây vạn tuế nổi bật với hình dáng đĩnh đạc và uy nghi.
Thân cây vạn tuế thẳng đứng, hình trụ rất vững chãi, ít phân nhánh và cao từ 2m – 4m trong tự nhiên. Lá cây mọc thành vòng xung quanh đỉnh thân, có màu xanh đậm, dạng lông chim, nhọn về phía đầu và có gai phía dưới cuống lá.
Cây vạn tuế sinh trưởng chậm nên không nhiều người biết cây có hoa. Hoa cây vạn tuế đơn tính, mọc ở đỉnh thân. Hoa đực có nón phấn lớn và dựng đứng, còn hoa cái mang những chiếc lá có túi bào tử. Trong ảnh dưới, hoa cái bên trái và hoa đực bên phải.
Việc xác định chính xác cây vạn tuế bao lâu ra hoa là điều khó khăn vì có câu “nghìn năm vạn tuế đơm hoa”, khiến nhiều người tin rằng loại cây này phải “ngàn năm” mới nở hoa. Khi hoa nở, nó báo hiệu cho sự may mắn sắp đến.
Cây vạn tuế có thể thụ phấn tự nhiên nhờ côn trùng hoặc do con người thực hiện để có trái. Trái cây vạn tuế chứa hạt hình oval màu cam đỏ và hạt thường chín vào tháng 10 – 11 hàng năm.
2. Sự khác biệt giữa cây vạn tuế và cây thiên tuế
Mặc dù cùng thuộc chi Cycas, nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây vạn tuế và cây thiên tuế vì chúng có những đặc điểm bên ngoài khá giống nhau. Tuy nhiên, cây vạn tuế và cây thiên tuế hoàn toàn khác nhau.
Tên khoa học của cây vạn tuế là Cycas revoluta, thân cây không có gai nhọn và có màu vàng nhạt, lá mọc từ đỉnh của cuốn lá, mỏng, mềm, đâm thẳng, mọc thưa ở cuống và phóng lên trời.
Trong khi đó, tên khoa học của cây thiên tuế là Cycas pectinata, thân cây có nhiều mắt gai nhọn, lá mọc xa đỉnh của cuốn lá, lá hình kim, xanh láng và mọc dày trên cuống lá.
3. Ý nghĩa của cây vạn tuế
Cây vạn tuế mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ và sự vĩnh hằng của cuộc sống. Do đó, nhiều người chọn cây vạn tuế mini để làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác.
Trong phong thủy, cây vạn tuế còn có khả năng cân bằng yếu tố âm dương, xua đuổi tà ma và những điều không may. Đem lại cho gia chủ cuộc sống bình an và tài lộc thăng tiến.
Điều đáng chú ý là cây vạn tuế không kỵ với bất kỳ tuổi nào, mọi người đều có thể trồng cây vạn tuế tại nhà.
4. Tác dụng của cây vạn tuế
Hình ảnh cây vạn tuế bên lăng Bác hoặc cây vạn tuế ở đền Hùng luôn in đậm trong trí nhớ của người dân Việt Nam. Do vậy, cây vạn tuế được ưa chuộng trồng làm cảnh tại nhà.
Với những cây vạn tuế cảnh có kích thước không quá lớn, bạn có thể đặt cây vạn tuế trước nhà. Cây vạn tuế mini cũng có thể dùng để trang trí bàn học, bàn làm việc, hoặc một cây vạn tuế bonsai để phòng khách thêm sang trọng.
Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là cây vạn tuế có độc không? Câu trả lời là cây chỉ có độc nếu ăn với số lượng lớn, vì lá và hạt của cây vạn tuế chứa chất Glycoside và một axit amin BMAA. Các triệu chứng sau khi ăn có thể xuất hiện trong vòng 12 giờ, bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, và co giật.
5. Cách trồng cây vạn tuế
Với sức sống mãnh liệt và khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt, việc trồng cây vạn tuế trở nên khá đơn giản. Cây vạn tuế có thể được trồng trong vườn nhà, trước cửa hoặc trong chậu trong nhà.
a. Phương pháp nhân giống cây vạn tuế
Phương pháp nhân giống cây vạn tuế gồm có gieo hạt, giâm củ và nhân giống bằng chồi hút. Dù vậy, thời gian nhân giống khá dài, có thể kéo dài nhiều tháng.
Do đó, để có một chậu vạn tuế đẹp và nhanh chóng, việc mua cây non tại các cửa hàng cây giống uy tín sau đó sang chậu và chăm sóc là lựa chọn hợp lý.
b. Hướng dẫn trồng cây vạn tuế vào chậu
Thời điểm trồng cây vạn tuế vào chậu có thể thực hiện quanh năm, nhưng thời gian lý tưởng là từ tháng 3 – tháng 4 hoặc tháng 8 – tháng 9 bởi thời tiết lúc này dễ chịu, giúp cây dễ bén rễ khi gặp môi trường mới.
Chậu để trồng cây vạn tuế không cần có kích thước quá to mà chỉ cần kích thước vừa phải, do cây vạn tuế sinh trưởng chậm, sau 2 – 3 năm có thể thay chậu khác.
Khi chọn đất để trồng cây vạn tuế, bạn nên tìm loại đất giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm tốt và không có vi sinh vật có hại. Công thức trộn đất trồng cây vạn tuế có thể là 3 phần đất sạch, 3 phần phân trùn quế, 2 phần giá thể trấu hun, và 2 phần giá thể mụn dừa.
Hoặc nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, không cần tự phối trộn mà đất vẫn đầy đủ dinh dưỡng và không chứa mầm bệnh, hãy chọn đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho cây kiểng để trồng cây vạn tuế.
Sau khi có cây con và chuẩn bị chậu cũng như đất, tiến hành trồng cây. Đổ đất vào chậu, đặt cây con vào giữa chậu và lấp đất xung quanh gốc, chú ý lấp đất chỉ đến phần phình to nhất của thân, không trồng quá nông hoặc quá sâu. Nén nhẹ đất quanh gốc và tưới nước để giữ ẩm cho cây.
6. Cách chăm sóc cây vạn tuế
Thời gian đầu sau khi trồng, cần tưới nước thường xuyên để cây nhanh chóng bám đất và phát triển. Định kỳ tưới từ 2 – 3 ngày/lần trong tháng đầu tiên. Khi cây đã phát triển hơn, tưới nước có thể giảm xuống 3 – 7 ngày/lần.
Trong tháng đầu sau trồng, bạn có thể sử dụng các loại phân bón kích rễ như Axit Humic 322 , Org Hum, Seasol, Acroot, Terra Sorb Root… định kỳ 7 – 10 ngày/lần để kích thích rễ phát triển nhanh, giúp cây hồi phục nhanh chóng.
Trong giai đoạn này, khi cây ra lá non, cần chú ý ngăn ngừa không làm gãy hay gập lá, để cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp mạnh. Sau đó, từ từ cho cây tiếp xúc với ánh nắng. Nếu trồng trong nhà hay văn phòngthì bạn nên đưa cây ra dưới ánh sáng tự nhiên khoảng 6h – 9h vào hai buổi sáng mỗi tuần.
Mặc dù cây vạn tuế không yêu cầu nhiều chất dinh dưỡng, nhưng hàng tháng bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm như phân trùn quế viên nén, phân NPK 14-14-14, NPK xanh Polyon 16-6-12, Magampk 6-40-6-12 Nhật Bản… để duy trì bộ lá xanh đậm và tăng khả năng ra lá của cây.
Nếu cây vạn tuế của bạn bị vàng lá, điều này có thể do thiếu ánh sáng, còn nếu cây bị cháy lá, có lẽ cây đang nhận quá nhiều ánh sáng. Bên cạnh đó, đôi khi cây vạn tuế có thể bị tấn công bởi rệp sáp, bạn hãy sử dụng các sản phẩm trừ rệp như Confidor, Movento, Stun…
⫸ Xem thêm: công dụng, cách trồng và chăm sóc cây xương cá trồng chậu
⫸ Xem thêm: Monstera có mấy loại và cách chăm sóc cây trong nhà như thế nào
⫸ Xem thêm: cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương phong thủy
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, Giống cây Việt đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cây vạn tuế. Nếu bạn yêu thích loại cây này, hãy trồng ngay một chậu tại nhà nhé.
Giống cây Việt – hệ thống cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: giongcayviet.com
➤ Hotline: 0931 83 65 78