Bí quyết trồng và chăm sóc hoa mộc lan cho người mới bắt đầu, để hoa nở rộ
Nếu bạn yêu hoa và luôn ao ước sở hữu một khu vườn ngập tràn hương sắc để thư giãn, giảm đi những lo âu trong cuộc sống, hãy không chần chừ mà cùng Giống cây Việt trồng ngay hoa mộc lan – một loài hoa vừa lãng mạn, quý phái, lại vô cùng mạnh mẽ!
1. Thông tin thú vị về hoa mộc lan có thể bạn chưa biết
Hoa mộc lan, còn được biết đến với nhiều tên gọi như mộc hương, hoa một, cây Bạch Ngọc Lan, cây Ngọc Lan, Hoa mộc niên, mộc giáng hương… với tên khoa học là Magnoliaceae, được nghiên cứu và biết đến phổ biến ở châu Âu, nhưng hiện tại đã được trồng rộng rãi tại Đông Nam Á và Đông Á.
Đây là loài cây thân gỗ, mọc cao từ khoảng 2m đến 30m, tạo bóng mát tốt. Lá của cây mộc lan có hình bầu dục thuôn dài, mọc so le, vào mùa đông cây sẽ rụng lá và khi xuân về, thời tiết ấm áp thì sẽ nở ra những bông hoa to bằng bàn tay nhỏ xinh của em bé, mang vẻ duyên dáng, sang trọng và rất đẹp mắt.
Hoa mộc lan sở hữu một bảng màu phong phú bao gồm trắng, vàng, hồng, hồng đậm, hồng tím và hồng cánh sen, hoặc có thể là sự kết hợp tinh tế giữa trắng và các màu khác, mang lại vẻ thanh lịch.
2. Ý nghĩa to lớn của hoa mộc lan
Mặc dù mang nét đẹp tao nhã và quý phái, hoa mộc lan cũng đầy mạnh mẽ, tựa như nàng Mộc Lan quyết tâm vì nước xông pha chiến trường. Tuy nhiên, mỗi màu hoa mộc lan lại biểu đạt ý nghĩa riêng, góp phần tạo nên sự độc đáo của từng loại.
Hoa mộc lan trắng là biểu tượng của sự thuần khiết và trong sáng, tựa như tâm hồn trẻ thơ. Đây chính là yếu tố tạo nên nét đẹp mộc mạc nhưng vẫn thanh tao, giúp con người cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, không vướng bụi trần.
Hoa mộc lan hồng hiện nay được ưa chuộng nhất vì nó tượng trưng cho sự ngây thơ, yêu đời và trẻ trung, đem lại cho cuộc sống của bạn sắc hồng luôn rạng rỡ, màu của sự hồn nhiên và vô ưu vô lo.
Hoa mộc lan tím là biểu tượng của lời thề thủy chung son sắc, luôn nhớ về người mình yêu, về gia đình, và đắm chìm trong tình yêu không phai nhạt.
Hoa mộc lan xanh mang theo niềm tin, hi vọng và khát khao mãnh liệt vào một tương lai sáng lạng. Đồng thời, nó còn đem lại sự thuận lợi trong
lợi cũng như vận khí dồi dào nhất cho con người.
Dù qua bao nhiêu sóng gió, hoa mộc lan vàng vẫn biểu trưng cho sự vĩnh cửu, những giá trị bền vững, trường tồn với thời gian. Đồng thời, loài hoa này còn tượng trưng cho ý chí và nghị lực phi thường, không lùi bước trước khó khăn của những người yêu màu hoa này.
3. Hướng dẫn cách trồng hoa mộc lan thơm ngát tại nhà cực kỳ đơn giản
a. Chuẩn bị giống cây
Dù cây hoa mộc lan cho nhiều hoa, nhưng mộc lan lại khá khó đậu quả và khâu gieo hạt cũng rất khó nảy mầm. Do vậy, phương pháp phổ biến để nhân giống hoa mộc lan là giâm cành, chiết cành.
Hiện nay, thị trường cây giống hoa mộc lan trong nước chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài sự khác biệt về màu sắc, chúng còn được chia thành 3 loại chính: mộc lan rễ trần, cây mộc lan đánh bầu, cây giống hoa mộc lan thuần chậu.
Trong số đó, giống hoa mộc lan trồng chậu đã được thuần và rất khỏe, phù hợp với khí hậu Việt Nam, do đó đây là sự lựa chọn lý tưởng cho những người mới bắt đầu trồng mộc lan.
Tuy nhiênNếu muốn mua đúng giống mộc lan yêu thích và có tỷ lệ sống sót cao, Giống cây Việt khuyên bạn nên tìm đến các trại giống có danh tiếng.
b. Chuẩn bị đất
Để trồng cây hoa mộc lan, bạn cần chọn loại đất tơi xốp, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Bạn có thể phối trộn đất theo tỉ lệ: 3 phần đất sạch, 3 phần phân trùn quế, 2 phần giá thể trấu hun, và 2 phần giá thể mụn dừa.
Sau khi đã phối trộn đất, bạn có thể thêm chế phẩm nấm Tricoderma để cải thiện hệ vi sinh vật có lợi trong đất, giúp ngăn ngừa một số loại nấm bệnh và tăng cường sự sinh trưởng khỏe mạnh của cây.
Sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng là cách giúp bạn đơn giản hóa quá trình trồng cây, tiết kiệm thời gian và công sức. Đất này cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong 60 ngày đầu sau khi trồng mà bạn không cần phải pha trộn thêm bất kỳ thành phần nào.
Trường hợp bạn sống ở phố và không gian trồng cây hạn chế, bạn có thể sử dụng chậu cỡ lớn để trồng. Chắc chắn rằng chậu có hệ thống thoát nước tốt vì mộc lan không chịu được ngập úng và cần thay chậu khi cây lớn lên.
c. Tiến hành gieo trồng
Khi trồng cây, bước quan trọng đầu tiên là chọn vị trí đặt chậu hoặc khu vực trồng. Bạn có thể chọn trồng ở các vị trí như trước nhà, cạnh hàng rào hoặc sau sân vườn… nhưng hãy chắc chắn rằng đó là nơi thoáng mát và nhận được ánh sáng vừa đủ.
Khi đào hố trồng cây, cần xem xét kích thước của bầu mộc lan để chọn kích cỡ hố thích hợp nhất, nên đào rộng hơn bầu từ 20-30cm để khi đặt bầu xuống sẽ không gây tổn thương cho rễ và cây. Sau khi đào xong, hãy rải một lớp mỏng xơ dừa xuống dưới để lót hố trước khi cho đất đã chuẩn bị vào.
Đặt bầu cây hoa mộc lan vào hố, trồng gốc cây cao hơn mặt đất khoảng 15-20cm rồi lấp đất còn lại và nén chặt. Khi trồng, cần chú ý không để cây bị nghiêng hay đổ. Đặc biệt, khi đặt bầu phải bỏ lớp nylong bên ngoài của bầu cây trước khi lấp đất.
Để cây không bị ngã đổ khi vừa trồng, bạn có thể đóng cọc xung quanh để cố định và bảo vệ cây trước sự tấn công của những loài động vật khác.
d. Cách chăm sóc cây mộc lan
Chế độ nước
Trong giai đoạn ban đầu sau khi trồng, việc tưới thụ 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều là cần thiết để cây có đủ nước giúp cây tăng cường khả năng sống và phát triển mạnh mẽ.
Chỉ cần tưới một lần mỗi ngày trong giai đoạn sau khi cây đã phát triển tốt, vì cây đinh lăng không chịu được tình trạng ngập úng, dễ dẫn đến việc thối rễ và cây bị còi cọc.
Ánh sáng
Cây ưa ánh sáng vừa phải, nhiệt độ lý tưởng là20-30 độ C, và 70% ánh sáng khuếch tán để lá mộc lan không mất nước quá nhiều dưới ánh nắng trực tiếp. Nếu điều kiện thời tiết quá nắng nóng, cần sử dụng lưới che để che nắng giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ.
Chế độ dinh dưỡng
Hoa mộc lan không yêu cầu hàm lượng dinh dưỡng cao do dễ phát triển. Tuy nhiên, để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn, nên bổ sung dinh dưỡng định kỳ bằng các loại phân bón.
Cây bắt đầu vào giai đoạn sinh trưởng sau khi trồng khoảng 20-30 ngày, do đó, trong thời gian này cần bổ sung phân bón hữu cơ như phân bò, phân gà Nhật,trùn quế, phân dê… hoặc các loại phân bón lá hữu cơ như org hum, seasol, powerfeed, Vitamin B1, đạm cá… nên bón định kỳ mỗi tháng một lần.
Sau khi trồng từ 2-3 tháng, cây mọc lá mới và chồi ngọn phát triển, nên bổ sung các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao như 30-9-9, 20-20-15… để cây phát triển thân, cành, rễ tốt hơn.
Pha 100 gam phân với 2 lít nước và tưới đều cho gốc cây. Thực hiện định kỳ mỗi tháng một lần, khoảng 2-3 lần. Đặc biệt, sau mỗi lần bón phân, cần tưới lại kỹ bằng nước sạch.
Khi cây bắt đầu rụng lá và chuẩn bị ra hoa, lúc này nên sử dụng phân bón có hàm lượng lân kali cao như NPK 15-30-15, 6-30-30, 15-5-20… để cây ra nhiều hoa, hoa to và đẹp hơn.
Pha 3 thìa cà phê phân bón với 10 lít nước và tưới đều cho cây, khoảng cách 7-10 ngày/lần, tiếp tục cho đến khi cây có dấu hiệu ra nụ thì ngưng.
Hoa mộc lan có thời gian nở rất dài, các nụ hoa nở liên tục kéo dài đến 2 tháng. Sau khi gần hết hoa rụng, cần cắt tỉa các hoa còn sót lại, lá và cành để cây phát lộc mới và tiếp tục sinh trưởng.
Sâu bệnh hại
Bạn có thể phun định kỳ mỗi 10-15 ngày hoặc ngay khi quan sát thấy cây bị sâu hại tấn công nhẹ, lúc đó bạn nên sử dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho gia đình như dịch tỏi, hoạt chất sinh học Neem Chito…
4. Những công dụng hữu ích của loài hoa này
Ngoài những ý nghĩa tinh thần, mộc lan còn sở hữu nhiều công dụng đặc biệt mà không phải ai cũng biết.
Cây hoa mộc lan còn được coi như lá phổi xanh của khu vườn, vì khả năng lọc sạch không khí giúp môi trường xung quanh thêm trong lành, mát mẻ. Do đó, nó thường được chọn làm cây bóng mát tại hiên nhà, cổng nhà, sân vườn…
Gỗ của cây hoa mộc lan là loại gỗ quý, bền và đặc biệt là có mùi thơm, được các thợ thủ công có kinh nghiệm lựa chọn để làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất cao cấp, đóng tàu, thuyền cho giá trị kinh tế cao.
Không chỉ vậy, hoa mộc lan còn tỏa ra hương thơm nồng nàn, quyến rũ, là nguồn hương liệu quý để chiết xuất thành nước hoa rất được chị em phụ nữ ưa chuộng.
Đặc biệt, hoa mộc lan còn có khả năng chữa trị một số bệnh như đau bụng kinh, đau răng, khó tiểu tiện, ho nhiều đờm,
bạch đới, viêm mũi, viêm xoang…
Rễ cây hoa mộc lan có vị ngọt, tính bình, hơi chát, nhưng lại có khả năng chữa trị phong tê thấp, đau lưng, chỉ thống, và khử phong hiệu quả.
Ngoài hoa và rễ, quả của hoa mộc lan cũng được sử dụng để chữa các bệnh như đau gân, đau thận, đau dạ dày… Bên cạnh đó, vỏ của thân cây hoa mộc lan khi nấu nước uống sẽ giúp bạn có một làn da mịn màng và hỗ trợ sáng mắt, được chị em phụ nữ rất ưa chuộng. Thật kỳ diệu phải không nào!
⫸ Xem thêm: tác dụng, cách trồng và chăm sóc củ bình vôi bonsai
⫸ Xem thêm: Monstera có mấy loại và cách chăm sóc cây trong nhà như thế nào
⫸ Xem thêm: Bật mí cách trồng chậu sống đời nhỏ xinh tại nhà
Hy vọng rằng những thông tin bổ ích mà Giống cây Việt vừa chia sẻ sẽ giúp bạn trồng thành công những cây hoa mộc lan nở hoa thơm ngát trong khu vườn của mình. Cảm ơn và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.
Giống cây Việt – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: giongcayviet.com
➤ Hotline: 0931 83 65 78