Nguyên nhân và giải pháp cho cây lan bị vàng lá
Lan bị vàng lá là dấu hiệu báo rằng việc chăm sóc cây của bạn đang gặp khó khăn. Nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, liều lượng phân bón, và sâu bệnh hại có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lá vàng trên cây lan.
Giống cây Việt xin chia sẻ trong bài viết này 10 nguyên nhân khiến cây lan bị vàng lá cùng các biện pháp khắc phục.
1. Lan bị vàng lá do ánh nắng trực tiếp
Trong môi trường tự nhiên, cây lan thích nghi nhất với nơi thoáng mát và ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, loại ánh sáng mà cây lan ưa thích là ánh nắng mặt trời gián tiếp với cường độ thấp. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh, lá lan dần khô cạn nước, gây vàng và cháy lá.
Khi phát hiện dấu hiệu lan bị vàng toàn bộ lá hay xuất hiện các vết cháy sém bạn cần phải ngay lập tức chuyển cây lan đến một khu vực mát mẻ hơn để giúp cây phục hồi lá và ngăn ngừa cháy lá non trong tương lai.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên sử dụng lưới che nắng làm giàn che cho cây lan. Cách này không chỉ cản bớt ánh nắng chiếu trực tiếp lên cây, giảm cường độ ánh sáng mà còn giúp không khí xung quanh cây được lưu thông tốt hơn, tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh và ít bị sâu bệnh hại.
⫸ Bạn có thể mua lưới che nắng dệt kim Đài Loan 70% – khổ rộng 4mTẠI ĐÂY.
Bạn cũng cần cung cấp thêm nước, duy trì độ ẩm và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho lan bằng cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế và phân dê để giúp bộ rễ cây phát triển khỏe mạnh và cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
2. Lan bị vàng lá do nhiệt độ
Trong tự nhiên, lan thường sinh trưởng ở dưới tán của những cây lớn, nơi có nhiệt độ ổn định, vừa phải và độ ẩm cao. Khi trồng lan trong nhà phố, nhiều người chọn tận dụng sân thượng để trồng, nhưng nhiệt độ cao tại đây làm giảm hiệu quả trao đổi chất của cây.
Lâu dần, cây lan có thể bị căng thẳng và sốc nhiệt, lá sẽ chuyển sang màu vàng, nhăn nheo. Nếu không xử lý kịp thời, cây có nguy cơ chết, do đó, bạn cần nhanh chóng tìm cách khắc phục.
Ngoài ra, nhiệt độ quá thấp cũng dẫn đến việc cây bị vàng lá, vì lan là cây ưa nắng không chịu nóng. Cây cần nắng ấm để phát triển tốt. Nơi nhiệt độ quá thấp, cây sẽ khó phát triển. Nhiệt độ ban ngày lý tưởng cho lan là từ 18-27 độ C, ban đêm là 15-22 độ C.
3. Lan bị vàng lá do nước tưới
Lan là cây nhạy cảm với nước, bạn chỉ cần tưới đủ ẩm cho cây phát triển. Chỉ tưới khi giá thể đã khô, khoảng 5-7 ngày tưới một lần tuỳ loại. Nếu tưới quá nhiều, rễ cây bị mềm, thối và chết, cây ngừng phát triển và lá sẽ vàng, nhăn nheo, có thể bị thối.
Khi lan bị thừa nước và úng rễ, nên thay chậu mới cho cây. Cắt bỏ hoàn toàn lá vàng hoặc thối nhũn, cắt phía trong chỗ thối khoảng 2cm, khử trùng dụng cụ cắt trước. Sau khi cắt, khử trùng vết cắt, để nơi khô ráo chờ lành rồi chuyển sang chậu mới.
Chất lượng nước tưới cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của cây lan. Nước cứng, nước không sạch, hay nước máy có nhiều Clo cản trở phát triển rễ, dẫn đến lá lan bị vàng.
Nếu tưới lan bằng nước máy, nên để nước ra bình chứa, đợi 1-2 ngày để Clo bay hơi hết, nhiệt độ nước ổn định, tưới lan sẽ tốt hơn. Vào mùa mưa, bạn cũng có thể hứng nước mưa dự trữ tưới lan, tiết kiệm nước tưới và cung cấp dinh dưỡng cho lan.
4. Lan bị vàng lá do bón phân thuốc quá liều
Khi cây lan bị vàng lá loang lỗ, hoặc vàng lá hàng loạt
kể cả những lá non, thoạt nhìn ban đầu bạn có thể nhầm lẫn với hiện tượng lan bị vàng lá do tưới nước quá nhiều.
Nhưng nếu gần đây bạn đã phun thuốc hoặc bón phân cho cây lan, thì bạn nên nghĩ đến khả năng lan bị vàng lá do bón phân quá nhiều hoặc thuốc quá liều. Điều cần làm ngay là rửa sạch cây lan bằng nước, và nếu có thể, bạn nên thay chậu và giá thể mới cho cây.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chế phẩm Vitamin B12 và Vitamin B1 để giải độc hữu cơ cho cây lan. Liều pha là 2ml B12 + 2ml B1 vào 1 lít nước sạch, sử dụng 3 lần liên tục, ngắt 3 ngày mỗi lần.
Để tránh tình trạng lan bị ngộ độc phân thuốc, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn trên bao bì. Khi dùng phân bón lá, để tránh dư lượng thuốc, bạn có thể dùng ½ liều lượng khuyến cáo, còn đối với thuốc, hãy pha đúng liều lượng khuyến cáo.
5. Lan bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng
Lan cần đủ 13 yếu tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, nhưng không chịu được nồng độ cao. Tuy nhiên, sự thiếu hụt một yếu tố dinh dưỡng sẽ làm cây kém phát triển.
Nếu thiếu đạm, lá sẽ có màu xanh nhạt bất thường và có thể bị cháy trong trường hợp nặng. Nếu thiếu kẽm, lá mất màu xanh trong khi gân lá vẫn còn xanh, xuất hiện các đốm chết khắp lá, kể cả trên gân lá, chóp lá và mép lá. Nếu thiếu mangan, lá sẽ mất màu xanh, gân chính chuyển sang màu xanh đậm. Nếu thiếu sắt, lá mất màu xanh nhưng gân chính vẫn xanh và không có đốm.
Để hạn chế việc lan bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng, bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ chứa đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho lan như phân trùn quế, phân dê…
Ngoài ra, nếu phát hiện cây lan bị thiếu dinh dưỡng vi lượng, bạn có thể bổ sung bằng cách sử dụng các phân bón vi lượng như phân bón vi lượng Cam Bi Nhật, phân bón lá Amino Quelant Fe, các loại phân bón lá khác…
⫸Xem thêm:Danh sách 5 loại phân hữu cơ hàng đầu cho lan.
6. Tình trạng lá lan bị vàng tự nhiên
Khi lá gốc của cây lan chuyển sang màu vàng, hãy yên tâm vì lá già sẽ rụng sau một thời gian chuyển vàng, và sẽ được thay thế bởi những lá mới, đây là hiện tượng bình thường với lan đơn thân. Tuy nhiên, đối với các loại lan thân thòng như phi điệp, việc lá vàng cho thấy mùa thay lá để chuẩn bị ra hoa.
Với những lá già này, bạn hoàn toàn có thể để chúng rụng tự nhiên hoặc dùng kéo để cắt bỏ. Tuy nhiên, khi cắt tỉa, hãy cẩn thận để không làm tổn thương các phần khác của cây lan.
7. Lan bị vàng lá do thay đổi môi trường sống
Khi thay đổi môi trường sống, việc lá lan bị vàng là điều tự nhiên. Lan thường phản ứng với thay đổi đột ngột bằng cách vàng lá và rụng, hoặc có thể ra hoa. Do đó, để cây thích nghi với môi trường mới, bạn chỉ cần chăm sóc bình thường.
Khi mới mua cây lan về, đặt ở nơi mát mẻ và không vội tưới nước. Bạn có thể tưới sau từ 2-3 ngày, và khi tưới hãy pha 2ml Vitamin B12 với 1 lít nước, tưới mỗi 3 ngày một lần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng phân kích rễ để cây dễ dàng hồi phục và phát triển rễ mới nhanh hơn.
8. Lá lan bị vàng do rễ bị bệnh hại
Khi nhận thấy rễ lan khô dần và không còn phát triển trong khi bạn đã chăm sóc đủ nước và phân, hãy kiểm tra bộ rễ của cây. Vì khi rễ không phát triển thì lá sẽ vàng và rụng hết để tập trung dinh dưỡng cho thân cây.
Khi trồng ở nơi quá ẩm, nấm và vi khuẩn có thể phát triển trong giá thể, làm suy yếu rễ và ngăn cây hấp thụ dinh dưỡng, từ đó tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển và gây bệnh vàng lá cho cây.
Nấm phát triển nhanh chóng làm cây bị vàng lá, thối gốc, và chết. Khi phát hiện bệnh, …
Bạn nên cách ly cây bệnh để tránh lây lan. Sau đó, sử dụng thuốc phun để xử lý nấm bệnh gây hại cho cây lan.
Bạn có thể pha 2ml thuốc sát khuẩn physan vào bình 1 lít, sau đó phun lên toàn bộ thân, lá và gốc để khử trùng và tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Nếu cây bị nặng, bạn nên tiến hành cắt bỏ toàn bộ rễ cũ và trồng lại trong giá thể mới.
9. Lan bị vàng lá do bệnh đốm nâu thối nhũn
Bệnh đốm nâu thối nhũn do vi khuẩn gây ra, xuất hiện với những vết ướt màu nâu không đều trên lá. Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện nắng nóng và mưa ẩm kéo dài, gây tổn thương lá và làm vi khuẩn phát triển mạnh. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh sẽ lan rộng, làm vàng lá và thối nhũn những lá non.
Khi phát hiện bệnh, bạn nên xử lý ngay lập tức, cách ly cây bệnh, và sử dụng dụng cụ đã khử trùng để cắt bỏ lá bị bệnh. Sau đó, xử lý bằng các loại thuốc đặc trị như Citizen, Marthiant,…
10. Lan bị vàng lá do tách chiết
Trong một số trường hợp, lan bị vàng lá do bị bóc tách khi đang phát triển, làm rễ bị đứt, gãy, thường do quá trình tách chiết hoặc thay giá thể. Trong những trường hợp này, cây lan thường bị vàng lá và rụng toàn bộ lá.
Hy vọng qua bài viết này, Giống cây Việt đã giúp bạn xác định các nguyên nhân cơ bản và cách khắc phục khi cây lan bị vàng lá. Chúc bạn chăm sóc tốt cho những cây lan yêu quý của mình.
Giống cây Việt – chuỗi cửa hàng cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: giongcayviet.com
➤ Hotline: 0931 83 65 78